Diễn đàn trường THCS Thống Nhất
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Thuyết minh chiếc nón lá viêt nam ;)) ko đc ckép nốt

Go down

Thuyết minh chiếc nón lá viêt nam ;)) ko đc ckép nốt  Empty Thuyết minh chiếc nón lá viêt nam ;)) ko đc ckép nốt

Bài gửi  Admin Thu Nov 18, 2010 12:04 pm

Nói đến sản phẩm đặc sắc của các làng nghề truyền thống ở Huế, có lẽ nón lá được nhiều người biết đến hơn cả. Bởi hàng trăm năm nay, nón lá không chỉ là vật dụng thân thiết che nắng, che mưa gắn bó với đời sống hàng ngày của mỗi người dân Huế, mà hơn thế nó đã trở thành một đặc sản văn hóa “nón bài thơ” gắn với hình tượng của người con gái Huế. “Gió cầu vương áo nàng thôn nữ/Quai lỏng nghiêng vành chiếc nón thơ...” (Đông Hồ).

Nghề làm nón lá hình thành và phát triển ở Huế từ hàng trăm năm nay, với rất nhiều làng nón nổi tiếng như: Dạ Lê, Phú Cam, Đốc Sơ, Triều Tây, Kim Long, Sịa... Ngày nay, nghề làm nón lá tuy không thịnh vượng như xưa, nhưng vẫn còn đó những làng nghề, những người thợ tài hoa âm thầm gắn bó với nghề chằm nón. Mỗi năm các làng nghề làm nón ở Huế cho ra thị trường hàng triệu chiếc nón, không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tại chỗ, mà còn là món quà lưu niệm đặc sắc cho du khách bốn phương mỗi khi đến Huế. Nón lá Huế, đặc biệt là nón bài thơ được nhiều du khách ưa chuộng bởi sự thanh thoát nhẹ nhàng, như không còn là chiếc nón đơn thuần mà là một tác phẩm nghệ thuật thực sự. Để có được chiếc nón ưng ý đưa ra thị trường, các nghệ nhân làm nón Huế phải trải qua nhiều công đoạn tỷ mỷ lắm, công đoạn nào cũng đòi hỏi sự cần mẫn khéo léo của đôi tay người thợ. Từ chọn khung, uốn vành, lợp lá, cắt hoa văn, rồi đến chằm hoàn thiện chiếc nón và cuối cùng là đánh bóng bảo quản, đưa ra thị trường.

Vì thế, trong các làng nghề làm nón, sự phân công lao động được thể hiện rất cụ thể, thợ làm khung, thợ chuốt vành, thợ chằm nón... mỗi người một việc rất chuyên nghiệp. Làm khung chuốt vành là công đoạn đầu tiên quyết định độ khum, độ tròn, hình dáng, kích cỡ của chiếc nón. Khung nón được làm bằng gỗ nhẹ, có mái cong đều với nhiều kích cỡ, thường khung nón được làm một lần dùng vài chục năm, nếu không có sự thay đổi mẫu mã theo nhu cầu thị trường. Vành nón được làm bằng thân cây lồ ô, cây mưng có rất nhiều ở Thừa Thiên - Huế, được chẻ, chuốt tròn thanh thoát, mỗi chiếc nón 15-16 vành, mà xưa nay nhiều người vẫn ví như “16 vành trăng”.

Lá làm nón ở Huế cũng là loại lá nón bình thường, nhưng được tuyển lựa xử lý qua nhiều khâu, hấp, sấy, phơi sương, ủi phẳng sao cho mặt lá giữ được màu trắng xanh mới đạt tiêu chuẩn. Tiếp đến là công đoạn lợp lá, đặt hoa văn, biểu tượng giữa hai lớp lá sao cho cân đối hài hòa trong không gian của chiếc nón, để khi soi lên trước ánh sáng mặt trời các hoa văn biểu tượng hiện rõ, cân đối. Biểu tượng ẩn hiện trong nón lá bài thơ thường là hình ảnh Cầu Trường Tiền, Núi Ngự Bình, Ngọ Môn, Phu Văn Lâu, Cầu Ngói Thanh Toàn... Đi kèm theo các biểu tượng là một số câu thơ nổi tiếng viết về Huế được cắt bằng giấy bóng ngũ sắc, nên càng nổi bật giữa nền xanh trắng của lá nón. Chằm lá vào vành là công đoạn quan trọng nhất, đòi hỏi người thợ phải có sự cần mẫn khéo léo để đường kim, mũi cước thẳng, đều mềm mại theo độ cong của vành nón. Công đoạn này thường do người phụ nữ thực hiện, vì thế ở các làng nón, con gái được dạy nghề rất sớm, 14-15 tuổi đã thành thạo nghề. Nón lá sau khi hoàn tất được quét một lớp dầu bóng bằng nhựa thông pha cồn để tăng độ bóng, độ bền, chống thấm nước rồi mới đưa ra chợ bán.

Chợ Huế nào hầu như cũng có hàng nón, từ các chợ lớn như Đông Ba, An Cựu, Bến Ngự... đến các chợ nhỏ như Sịa, Phò Trạch, ở đâu cũng có thể mua được chiếc nón lá Huế. Đặc biệt chợ Dạ Lê là chợ chuyên bán nón được duy trì từ hàng trăm năm nay, là đầu mối lớn để nón Huế vào Nam, ra Bắc.

Hiện nay, du lịch đang phát triển mạnh ở Huế, nón lá trở thành mặt hàng lưu niệm mang nét văn hóa đặc sắc của Huế được du khách ưa chuộng. Rất nhiều du khách đã về tận các làng nón để được tận mắt chứng kiến và tham gia vào các công đoạn của nghề làm nón. Không ít người đã thực sự bất ngờ và thích thú khi được người thợ nón lưu ảnh, tên của mình trên chiếc nón bài thơ mang về làm kỷ niệm. Chị Nguyễn Thị Thúy - một nghệ nhân làm nón nổi tiếng ở làng nón Phú Cam, người đã từng được mời sang Nhật Bản biểu diễn và triển lãm nghề làm nón Huế cho biết: Không ngờ nón Huế mình lại được nhiều người biết và ưa thích như vậy, cứ mỗi lần chằm nón biểu diễn cho du khách xem là tui tự hào lắm... Quả thật, trên đường phố Huế, tôi đã gặp không ít nữ du khách nước ngoài rất duyên dáng với chiếc nón Huế, không thua kém gì con gái Huế, cho nên nhiều người cho rằng nón bài thơ là một nét duyên của Huế. Chính vì vậy, nón bài thơ Huế cũng là một kênh quảng bá hình ảnh Huế rộng rãi mà hiệu quả nhất trong số các sản phẩm làng nghề truyền thống Huế hiện nay.

Nón lá Huế đã trở thành một nét văn hóa, một nét duyên không thể thiếu trong đời sống văn hóa Huế, đặc biệt là đối với người phụ nữ Huế.


Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 10
Join date : 26/09/2010
Age : 27
Đến từ : Hà lội

https://thongnhat.forumvi.net

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết